Với áp lực thành công và áp lực công việc, kỹ năng đàm phán càng trở nên quan trọng trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Có một câu nói rằng: “Hầu như mọi khía cạnh của môi trường kinh doanh đều có thể thương lượng” nên kỹ năng đàm phán rất quan trọng.
Tuy nhiên, bạn không thể thêm cánh cho mọi cuộc đàm phán nếu như bạn không có chuẩn bị gì cả, bạn phải biết khách hàng của mình là ai, những gì họ muốn và những gì bạn cần hỏi.
Kỹ năng đàm phán tốt sẽ giúp bạn thu lại rất nhiều lợi nhuận và khiến cho đối phương tâm phục.
Bạn hãy thử tượng tượng rằng cơ hội để thuyết phục ai đó làm theo ý mình không hề dễ dàng. Bạn càng không có quyền để thuyết phục ai đó rằng phải làm theo những yêu cầu mình đưa ra. Khi thuyết phục người khác bạn cần làm theo những điều sau:
- Cần phải chiếm được niềm tin, thay đổi suy nghĩ của họ. Niềm tin thực sự rất quan trọng, bạn cần cho thấy rằng họ nên lắng nghe bạn.
- Tìm ra những điểm tương đồng: Hãy để đối phương thấy giá trị của bạn và một lần nữa bạn cần đặt mình vào hoàn cảnh của họ để hiểu những gì liên quan đến họ.
- Cấu trúc đàm phán tốt: Những lời thuyết phục cần có sức mạnh thì bài diễn văn, thuyết phục của bạn mới có sức ảnh hưởng. Khi bạn chứng minh cho một ai đó thấy rằng họ phải nghe bạn thì bạn cần dồn nhiều năng lượng vào lời nói, câu từ dứt khoát và đắt giá để người nghe nắm được.
Khi đàm phán bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tự tin: Bạn cần để bản thân tự tin vào chính mình và trước khi thuyết phục ai đó thì bạn không được nghi ngờ bản thân mình, bạn cần bộc lộc khí chất của mình để cuộc đàm phán trở lên thuyết phục.
- Ngoại giao giỏi: Bạn hãy tấn công đối phương đúng cách, nói chuyện bằng một ngữ điệu đích thực và đừng la hét hay lấn át họ. Quan trọng hơn cả là đừng làm cho họ thấy bạn là một kẻ ngốc, nói chuyện mà không hiểu mình đang nói gì.